Tư vấn xây nhà của chuyên gia: Những điều quan trọng cần lưu ý khi bắt tay xây nhà
Đầu tiên về trình tự xây dựng 1 căn nhà:
– Thiết kế sơ bộ. Bước này các bạn không cần quan tâm đến các chi tiết kiến trúc, chỉ cần quan tâm đến tính tổng thể. Tại sao phải có thiết kế sơ bộ? Tầm quan trọng của tksb? TKSB giúp bạn định hình ngôi nhà, diện tích, kích thước các phòng, khu vực chính. TKSB giúp bạn ko bị mắc các lỗi cơ bản khi ra xây dựng, không phải ngừng thi công để điều chỉnh GPXD vì bạn chợt nhận ra là TK hiện tại bị sai khác với GPXD.
– Xin phép xây dựng. Khi có thiết kế sơ bộ rồi thì bắt tay xpxd. Sau này các bạn sẽ hoàn công dễ dàng, không bị vướng sai phép. ( Lưu ý: Hiện nay, sai phép là không đúng với giấy phép xd, bao gồm cả xây nhỏ hơn giấy phép).
Hình minh họa khi thi công móng:
– Thiết kế thi công ( song song với xpxd), nên có thiết kế 3D nội thất ( quan trọng nếu tk này bám sát nhu cầu thực tế của các bạn). Nhiều người vẫn nghĩ thiết kế sơ bộ hay bản vẽ xpxd là đủ để tiến hành xây nhà. Thật sai lầm. Bạn phải tốn thêm rất nhiều cho chi phí sửa chữa do sai sót do không có thiết kế thi công chi tiết. Thiết kế thi công sẽ cho bạn cái nhìn chi tiết hơn về các vách trang trí, chi tiết, kích thước các vật dụng, sơ đồ bố trí có phù hợp với kích thước các phòng ốc hay không. Và bản vẽ 3D sẽ cho bạn cái nhìn rõ hơn về màu sắc, bố cục, kiểu mẫu vật dụng nội thất, v.v.
– Chọn thầu thi công và giám sát ( nếu được). Bước này quan trọng thứ 2 sau thiết kế sơ bộ. Gần như là chọn mặt gửi vàng. Hiện có hơn 5000 công ty xd trên địa bàn thành phố nên rất khó để chọn. Hint: chọn các công ty lâu năm, ít bị phốt. (Chỉ cần google là ra với thời đại 4.0 hiện nay).
– Chọn vật liệu thô ( thép, gạch, cát theo thực tế), chọn vật liệu hoàn thiện ( gạch, thiết bị điện, nước, gỗ).
– Chọn nhà thầu cung cấp đồ nội thất ( nếu nhà thầu thi công ko cung cấp nội thất).
Hình minh họa khi thi công beton sàn:
Vấn đề khác nữa là trong quá trình thi công nảy sinh rất nhiều vấn đề mà hầu hết người xây nhà lần đầu đều mắc phải. Nhẹ thì ko sao, nặng thì dẫn đến tranh cãi, mâu thuẫn giữa nhà thầu và chủ đầu tư.
Hiện nay có khá nhiều ca như vậy.
Nên bài viết này sẽ tư vấn để các bạn chuẩn bị xây nhà đỡ bị rối.
Bài viết sẽ đi từng bước, từng vấn đề mà các chủ nhà hay bị.
Về móng: ( chỉ đề cập nhà ở chủ yếu nên ko cần chú ý đến các móng cho nhà cao tầng)
Dân gian có câu: Xây nhà từ móng. Vì nhà có bền hay không là do móng chủ yếu. Móng rất quan trọng, có khi chiếm đến 30% giá trị xây dựng.
Có khá nhiều loại móng: móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc. Bản thân móng cọc lại chia ra các loại móng cọc đơn, móng băng trên nền cọc, móng bè cọc..Chúng tôi chủ yếu đề cập đến các lỗi thường mắc phải khi xây dựng, ko đề cập hết các loại móng.
Móng băng: Hay bị nhầm lẫn nhất là lớp thép chịu lực dầm móng.
Hình minh họa ( copy trên mạng)
Chú ý: Thép lớp dưới luôn nhiều hơn lớp phía trên tại vị trí các Chân Cột.
Tư vấn của chuyên gia: Thép chịu lực tối thiểu D12. ( Hình minh họa ghi >=10, thật ra phải >10, vì thép móng bị ăn mòn do nằm trong môi trường ẩm ướt).
Riêng móng băng lệch tâm ( thường là móng ở vị trí đầu nhà hoặc cuối nhà)
Cần chú ý lớp thép vỉ móng phải bẻ neo 1 đoạn ( trong hình là thanh thép đánh dấu số 1, đoạn bẻ neo tối thiểu làm sao ~35 lần đường kính thanh thép đó).
Cái này hay bị nhà thầu bỏ quên. ( Nhắc lại thép móng tối thiểu D12, nên nếu đặt, dù cấu tạo cũng phải đặt D12)
Trong hình vẽ (cũng copy từ mạng), thì thanh thép số 3 và số 4 hay bị “Quên” thi công.
Một chú ý khác: đài móng thường thiết kế đủ chống xuyên thủng nên đài cọc cao tối thiểu 700mm ( trong hình là 1000).
Thép cọc neo vào đài thường dài ~400mm, bẻ nghiêng góc khoảng 15°.
Hình minh họa về các lớp thép trong móng cọc:
- Cột 20x20cm thì chịu được ~ 36 tấn.
- Cột 20x25cm thì chịu được ~ 45 tấn.
- Cột 20x30cm thì chịu được ~ 54 tấn.